Dàn karake gia đình nhà bạn đang gặp phải tình trạng bị hú, rít ảnh hưởng đến những giây phút giải trí tại gia không được trọn vẹn, gây cảm giác khó chịu trong quá trình sử dụng. Hôm nay hãy cùng Đức Mạnh Audio tìm hiểu nguyên nhân dàn karaoke gia đình bị hú và cách khắc phục hiệu quả.
Những nguyên nhân gây ra dàn karaoke bị hú
Âm thanh giọng hát sẽ đi vào thông qua micro, sau đó sẽ tạo ra suất điện động cả ứng và đi vào bộ xử lý tín hiệu như: cục đẩy công suất, amply karaoke hoặc các mạch xử lý tín hiệu cuối cùng, được khuếch đại qua loa và khôi phục thành sóng âm mà chúng ta có thể nghe được.
Thế nhưng có khá nhiều trường hợp micro nhận ngay tín hiệu từ loa sẽ làm đảo ngược quá trình gây ra hiện tượng hú rít, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ gây hiện tượng đứt côn loa và dẫn đến cháy loa.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trình trạng hú rít và dưới đây là một số nguyên nhân chính bao gồm:
- Nguyên nhân từ micro: Mỗi một micro đều được trang bị một lớp nhún thoát hơi ở phía sau, có thể trong thời gian dài sử dụng, bụi bẩn bám vào màng nhún đó hoặc vì một lý do nào đó mà chúng bị bịt kín không thể thoát hơi được nữa, do đó âm thanh không thể thoát hơi được ra ngoài sẽ cộng hưởng ngay bên trong micro khiến cho tiếng hú rít xuất hiện. Hoặc cũng có thể âm lương micro để quá lớn cũng sẽ gây ra hiện tường này.
- Do công suất: Ngưỡng công suất của amply karake hoặc cục đẩy công suất để quá lớn trong khi độ nhạy của micro karaoke không đáp ứng được nên sẽ dẫn đến hiện tượng hú rít.
- Trong quá trình sử dụng do sự vô tình của ngời dùng để micro chĩa thẳng vào hướng loa hoặc micro mở ở cực li gần với loa karaoke cũng sẽ gây ra tình trạng hú, rít ngay lập tức.
Cách khắc phục dàn karaoke bị hú
Tùy vào nguyên nhân của tiếng hú rít mà chúng ta sẽ có một cách khắc phục khác nhau. Dưới đây là một số cách khắc phục cơ bản:
- Micro: Bạn nên lựa chọn các dòng micro karaoke chất lượng cao, chính hãng để âm thanh phát ra chuẩn nhất. Lưu ý trong quá trình sử dụng bạn không nên để mic hướng thẳng vào loa, nếu như nge thấy tiếng hú rít thì nên chỉnh lại hướng micro ra một vị trí khác.
- Chỉnh amply: Khi dàn karaoke bị hú thì bạn nên giảm các nút chỉnh âm cao của micro xuống từ từ đến khi tình trạng hú, rít không còn nữa. Để điều chỉnh amplu, trước tiên bạn cần phải điều chỉnh tất cả về mức 12h. Riêng mức âm lượng của micro thì để ở mức nhỏ nhất. Sau đó, bạn hãy tăng từ từ nút âm lượng của micro, nếu như đến một mức nào đó nghe thấy tiếng hú rít thì nên giảm từ từ đến khi không còn. Nếu như bạn đã chỉnh âm lượng micro nhưng vẫn nghe thấy tiếng hú rít thì hãy tiếp tục chỉnh phần trung cao của micro và của master.
- Chỉnh EQ: Hầu hết các thiết bị mixer karaoke hiện nay đều tích hợp chức năng ngắt hú tự động, vì vậy việc chỉnh dàn karaoke bị hú cũng không gặp quá nhiều khó khăn. Nếu như đã có chức năng chỉnh tiếng hú tự động mà vẫn còn có hiện tượng thì bạn cần phải giảm nhỏ công suất lại và chỉnh các bands của EQ.
Tiếng hú thực chất là âm bass nằm trong khoảng từ 20 – 200Hz, tiêng rít là âm treble trong khoảng 6kHz ~ 20kHz. Nếu như bạn gặp tiếng hú hoặc rít ở dải tần nào thì chỉ cần việc bỏ dải tần đó đi là được.
Nguồn: https://ducmanh.audio/dan-karaoke-gia-dinh-bi-hu-va-cach-khac-phuc-hieu-qua
0 Nhận xét