Hệ thống âm thanh phòng họp hội nghị là hệ thống âm thanh được thiết kế đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất, âm thanh phải rõ ràng, đảm bảo rằng mọi người trong phòng đều có thể nghe và hiểu được những gì đang nói trong suốt quá trình họp. Ngoài ra, còn giúp cho các thành viên trong phòng họp, hội nghị cảm thấy dễ chịu trong suốt cuộc họp nhiều giờ liên tục mà không bị ù tai, mệt mỏi.
Những đặc điểm của hệ thống âm thanh phòng họp hội nghị
Một hệ thống âm thanh phòng họp, hội nghị cần phải đảo bảo các yếu tố dưới đây:
- Rõ ràng: Âm thanh phòng họp, hội nghị cần phải rõ ràng để đảm bảo rằng mọi người trong phòng họp đều có thể nghe và hiểu nội dung cuộc họp một cách dễ dàng.
- Đồng bộ: Các cuộc họp trực tuyến hoặc phát sóng từ xa, âm thanh cần phải được đồng bố chính xác với hình ảnh để đảo bảo rằng các thành viên tham gia có thể theo dõi và lắng nghe cuộc họp một cách suông sẻ, trơn tru.
- Không gây nhiễu: Âm thanh trong phòng họp, hội nghị cần phải được giảm thiểu các yếu tố nhiễu để giúp đảm bảo rằng không có tiếng ồn .
- Tiện lợi: Các thiết bị âm thanh cần phải linh hoạt, dễ sử dụng giúp cho người dùng có thể điều chỉnh hoặc di chuyển chúng một cách dễ dàng.
- Đa dạng: các thiết bị âm thanh phòng họp, hội nghị cần phải đa dạng để đáp ứng nhiều nhu cầu âm thanh khác nhau của mỗi cuộc họp bao gồm về số lượng người tham gia, diện tích phòng họp…
- Hiệu suất cao: Các thiết bị âm thanh cần phải có hiệu suất cao để đảm bảo âm thanh phát ra được tốt nhất có thể.
Quy trình lắp đặt hệ thống âm thanh phòng họp, hội nghị
Để lắp đặt hệ thống âm thanh phòng họp, hội nghị có chất lượng âm thanh tốt nhất thì cần phải làm theo một quy trình cụ thể như sau:
- Khảo sát và đánh giá nhu cầu: Để mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất cần phải khảo sát diện tích căn phòng họp, số lượng người tham gia, mục đích sử dụng và những yêu cầu về âm thanh.
- Lựa chọn các thiết bị âm thanh: Chọn lựa các thiết bị âm thanh phù hợp với nhu cầu thực tế của phòng họp, hội nghị như loa, micro, mixer, amply…
- Thiết kế hệ thống âm thanh: Khi đã lựa chọn và thống nhất các thiết bị âm thanh, điều tiếp theo cần làm là xác định vị trí lắp đặt của loa, micro, amply… để đảo bảo rằng âm thanh phát ra là tốt nhất và không gây nhiễu.
- Lắp đặt hệ thống âm thanh: Lắp đặt các thiết bị âm thanh trong hệ thống âm thanh đã được lên kế hoạch trước đó. Các thiết bị cần phải lắp đặt đúng cách và cấu hình một cách chính xác để đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt nhất.
- Kiểm tra và điều chỉnh:Kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị để đảm bảo rằng các thiết bị âm thanh hoạt động đúng cách và đáp ứng được các yêu cầu âm thanh trong phòng họp, hội nghị.
- Hướng dẫn sử dụng: Sau khi đã kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị âm thanh thì cần phải hướng dẫn sử dụng hệ thống âm thanh trong phòng họp, hội nghị để đảm bảo rằng người dùng có thể sử dụng hệ thống đúng cách tránh hư hỏng và khai khác hệ thống hiệu quả nhất.
Những thiết bị cơ bản trong hệ thống âm thanh phòng họp, hội nghị
Một hệ thống âm thanh phòng họp, hội nghị bao gồm các thiết bị cơ bản như sau:
- Loa: Bao gồm các mẫu loa âm trầm, loa treo, loa toàn dải…
- Micro: sẽ giúp truyền tải âm thanh của người phát biểu nên lựa chọn các mẫu micro có khả năng hút âm tốt không quá mất nhiều sức khi thuyết trình liên tục nhiều giờ.
- Amply: tích hợp chức năng khuếch đại tín hiệu, bộ trộn tín hiệu âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau.
Tại sao chọn Đức Mạnh Audio lắp đặt âm thanh phòng họp, hội nghị?
Chắc chắn để có quyết định cuối cùng, bạn sẽ tham khảo sự tư vấn của nhiều cửa hàng khác nhau, và dưới đây là những yếu tố để bạn lựa chọn Đức Mạnh Audio là đơn vị lắp đặt âm thanh phòng họp, hội nghị của bạn:
- Đội ngũ nhân viên và kỹ thuật viên lành nghề nhiều năm kinh nghiệm, luôn sẵn sàng đồng hành để tìm kiếm những sản phẩm tối ưu nhất mà bạn đang cần.
- Đại lý phân phối những nhãn hiệu audio nổi tiếng: JBL, Bose, Dali, SE Audiotechnik, Wharfedale, Paradigm, P’Sound,…
- Cam kết các thiết bị chính hãng.
- Thi công lắp đặt chuyên nghiệp nhanh chóng, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Dịch vụ hậu mãi tận tâm, bảo hành trong quá trình sử dụng
0 Nhận xét